CÁC HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CÀ PHÊ CƠ BẢN

Phân loại cà phê là một cách đánh giá chất lượng của hạt cà phê xanh trước khi chúng được xuất khẩu nhằm sản xuất các lô hàng thương mại đồng nhất đáp ứng các tiêu chí chất lượng nhất định, từ đó tạo cơ sở cho một hệ thống giá cả hợp lý. Tuy nhiên, vốn không tồn tại một hệ thống phân loại, đánh giá chung trên toàn thế giới cho cà phê – Các quốc gia sản xuất khác nhau có hệ thống riêng họ.

Phân loại cà phê trước khi rang
Quá trình phân loại tốt đảm bảo một mẻ cà phê rang nhất quán

 

Điều này có nghĩa là các tiêu chuẩn khác nhau được sử dụng để phân loại cà phê ở các khu vực khác nhau và thuật ngữ khác nhau có thể được sử dụng cho cùng một loại cà phê. Tuy vậy, quá trình phân loại và phân loại cà phê thường được dựa trên một số tiêu chí sau:

 

  • Kích thước hạt
  • Số lượng khuyết tật
  • Độ cao canh tác
  • Giống loài thực vật
  • Vùng, khu vực (các tiêu chí riêng tại mỗi quốc gia khu vực)
  • Phương pháp chế biến (chế biến ướt, khô hoặc chế biến mật ong)
  • Chất lượng hương vị (đánh giá qua kỹ thuật thử nếm cupping)
  • Khối lượng hạt (tiêu chí này cũng liên quan đến độ cao canh tác).

 

Bài viết này tập trung vào một số yếu tố căn bản trong hệ thống phân loại phổ nhất được quy chuẩn bởi SCA (Hiệp hội cà phê đặc sản) – một trong những hệ thống được sử dụng rộng rãi và là cơ sở cho nhiều biến thể phân loại của nhiều quốc gia khác.

Phân loại theo kích thước hạt

Hạt cà phê càng to thì quá trình rang diễn ra càng lâu, vì vậy trước khi rang ta phải đảm bảo rằng mỗi lô cà phê có kích thước nhân đồng đều nhằm giúp quá trình rang diễn ra nhất quán và do đó chất lượng thành phẩm tốt hơn.

 

Phân loại theo kích thước hạt đang trở thành một thang đo chung cho ngành cà phê, việc áp dụng thực tế có thể khác nhau ở một vài khu vực, nhưng cơ bản thì phương pháp này gần như đạt được tiếng nói chung ở nhiều nước. Trong đó nhân cà phê sau khi làm khô sẽ được ray qua các tấm kim loại đục lỗ với đường kính khác nhau từ 8 đến 20/64 inch.

Sàng phân loại cỡ hạt
Các sàn 16, 17, 18 xếp chồng lên nhau

 

Kích thước sàng ít khi sử dụng chỉ số milimet, mà dùng theo tỷ lệ 1/64 inch. Nói cách khác, sàng 18 nghĩa là 18/64 inch, quy ra đơn vị đo lường mm là 7,1mm, tương tự như vậy sàng 16 quy ra là 6,3mm. Kích thước sàng được sử dụng như nhau ở mọi quốc gia sản xuất cà phê, nhưng tên lại hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, một hạt cà phê rất lớn (19-20 1/64 inch) được gọi là AA ở Châu Phi và Supremo ở Colombia.

 

Khi bạn cho một nắm cà phê nhân lên sàng 18/64 inch những hạt còn lại trên sàng thì sẽ được phân loại là sàng 18, còn hạt nào rơi xuống và còn lại trên sàng 16/64 sẽ được phân loại là sàng 16. Tuy nhiên, việc phân loại này khó có thể chính xác 100% (Chẳng hạn, do mật độ cao nên một số hạt tuy nhỏ nhưng không rớt xuống được). Vì vậy trong hệ thống quy chuẩn phân loại của mình, SCA cho phép phương sai 5% với các phép đo sàng (nghĩa là trong 100 hạt cà phê trên sàng bất kỳ được phép có 5 hạt nhỏ hơn hoặc lớn hơn).

Bảng cỡ sàng và kích thước lỗ sàng – Nguồn Coffee Research

  • Cần lưu ý: Thông thường, các sàng số chẵn được sử dụng phân loại hạt Arabica và sàng số lẻ được sử dụng cho Robusta. Do đó, một lô Arabica được phân loại ở trên sàng 18 về mặt kỹ thuật có thể gọi là 17/18.

 

Bạn có thể xem thêm Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4807 – Phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

Phân loại theo khiếm khuyết (hạt lỗi)

Bạn có thể làm hỏng một hạt cà phê chất lượng tốt, nhưng không thể làm cho một hạt cà phê kém chất lượng kém trở nên tuyệt vời, vì chúng tôi không phải là nhà giả kim” – Ron Heathman từ Mad Cap Coffee. Đó là lý do tại sao người mua cà phê, cũng như các nhà rang xay, dành nhiều thời gian để tách và chọn lọc hạt cà phê trước khi đưa tất cả vào máy rang.

Các lỗi thường gặp trên cà phê nhân xanh

 

Theo Hiệp hội Cà phê đặc sản (SCA) một số khiếm khuyết (lỗi) có thể dễ dàng nhận thấy và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hương vị cà phê sau khi rang, trong khi một số khác thì khó nhận ra với sự ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn. Do vậy để đánh giá mức độ “lỗi” của chúng, ta phải làm quen với với ba khái niệm chính, bao gồm: Primary DefectSecondary Defect và Full Defect.

  • Primary Defect (khiếm khuyết sơ cấp) sẽ gây biến đổi hoàn toàn về hương và không được chấp nhận(một viên sỏi hoặc cành cây còn sót lại…); Secondary Defect (khiếm khuyết thứ cấp) ít nghiêm trọng hơn, (như mẻ, vỡ hoặc đục lỗ do côn trùng…) Mỗi dạng khiếm khuyết khi xuất hiện một hoặc một số lần sẽ được tính là một điểm Full Defect (khiếm khuyết tổng thể). Căn cứ vào số Full defect có trong 300 gam mẫu mà ta sẽ chấm điểm cho một loại cà phê bất kỳ.

 

Sau đây là bảng phân loại khiếm khuyết trên cà phê (Nguồn Coffee Research)

Lưu ý: Nếu một hạt bị đen hoàn toàn (Full Black) – nó sẽ được đánh giá là khiếm khuyết sơ cấp (tức Primary Defects) và tương đương với một khiếm khuyết tổng thể (Full defect); Tuy nhiên, nếu hạt chỉ bị lốm đốm đen (Partial Black), nó được xếp là tức khiếm khuyết thứ cấp (tức Secondary Defects), và cần 2 đến 3 hạt như vậy mới được tính là Full defect.

 

Các bảng trên đây được giữ nguyên văn, nhằm hạn chế sai sót về ngữ nghĩa trong phiên dịch, để hiểu rõ hơn bạn có thể xem các dạng khiếm khuyết thường gặp trên cà phê – để biết nó trông ra xao.

 

Ví dụ: Bạn có một mẫu 300 gam cà phê. Trong đó nhặt ra được 2 hạt màu đen (Full black), 3 hạt còn nguyên vỏ trấu (Parchment) và 4 hạt bị sâu đục lỗ (Insect Damage) Thì Full defect = 2 (hạt đen toàn phần) + 1 (vỏ trấu) + 1 (do côn trùng) = 4 điểm. Tức mẫu bị trừ 4 điểm do khiếm khuyết.

 

Bảng hình mẫu các khiếm khuyết hay gặp trên cà phê nhân – Dowload

Tiêu chí xếp loại cà phê của SCA

Dựa trên cơ sở của việc phân loại theo kích cỡ hạt và số khiếm khuyết tìm thấy trong một mẫu cà phê nhất định (cùng với một số tiêu chí khác), SCA đã quy chuẩn hệ thống phân loại chất lượng theo 5 cấp bậc như sau:

 

Loại 1: Hạt cà phê loại đặc biệt (Specialty Grade Green Coffee)

  • Hạt Specialty coffee không được phép có Primary Defect và cho phép có không quá 5 full defects trong 300 gram cà phê. Phương sai theo cỡ sàng 5%.
  • Mẫu phải thể hiện được một hoặc một vài thuộc tính hương vị đặc biệt như: taste, acidity, body, aroma. Không được phép có khiếm khuyết về hương (faults) và vị (taints) (xem thêm Kỹ thuật Cupping P.3)
  • Không được có nhân quakers (tức nhân từ quả cà phê chưa chín, hoặc chín không đều); Độ cho phép từ 9-13%

 

Loại 2: Hạt cà phê cao cấp – Premium Coffee Grade

  • Hạt Premium Grade cho phép có Primary Defect và cho phép có không quá 8 full defects trong 300 gram cà phê. Phương sai theo cỡ sàng 5%.
  • Mẫu phải phải có ít nhất một thuộc tính hương vị đặc biệt: taste, acidity, body, aroma. Đồng thời không được phép có khiếm khuyết trong hương vị.
  • Có tối đa 3 nhân quakers, Độ cho phép từ 9-13%

 

Đa phần các nhà nhập khẩu cà phê chỉ quan tâm hai loại hàng đầu – Specialty Coffee (Loại một) và Premium Coffe (Loại Hai)

 

Vì việc phân loại 300 gam cà phê rất mất thời gian, nếu bạn đang xử lý một loại cà phê cao cấp (lớp 1 hoặc 2) chỉ có một vài khuyết tật, hãy sử dụng 300 gram. Nếu cà phê có chất lượng thấp hơn với nhiều khuyết tật, 100 gram thường sẽ đủ phân loại cho Lớp 4, 5 sau đây:

 

Loại 3: Cà phê thương mại (Exchange Coffee Grade)

Hạt cà phê loại 3 có không quá 9 – 23 full defects, và không quá 5 hạt quaker trong 300 gram. Đồng thời mẫu phải có 50% hạt trên sàng 15 với không quá 5% hạt dưới sàng 15.

 

Loại 4: Cà phê dưới tiêu chuẩn (Below Standard Coffee Grade), tương tự như trên nhưng cho phép 24 – 86 defects trong 300 gram.

 

Loại 5: Cà phê thải loại (Off Grade Coffee), tương tự như trên nhưng có hơn hơn 86 defects trong 300 gram.

Mặc dù theo hệ thống quy chuẩn trên cà phê có thể được phân loại theo năm cấp bậc. Tuy nhiên hầu hết các nhà nhập khẩu cà phê chỉ quan tâm hai loại hàng đầu – Specialty Coffee (Loại một) và Premium Coffe (Loại Hai). Các lớp còn lại, hiếm khi được sử dụng, vì chất lượng hương vị rất kém.

 

  • Tiêu chuẩn phân loại hạt cà phê xanh do SCAA cung cấp ưu việt hơn một số hệ thống ở chỗ nó giải thích tốt hơn mối quan hệ giữa hạt cà phê bị lỗi và chất lượng hương vị. Tuy nhiên, nó loại bỏ qua một số khuyết tật quan trọng có thể xảy ra đối với cà phê – coffeeresearch

Những phương pháp khác trong phân loại cà phê

Trong khi, các quy chuẩn của SCA là một điểm tham chiếu quan trọng và là công cụ giao tiếp chung của ngành cà phê trên thế giới, thì mỗi quốc gia lại thiết lập các tiêu chuẩn riêng. Điều này dựa trên kinh nghiệm và quá trình nghiên cứu sâu rộng theo thời gian về các lỗi phổ biến đối với một khu vực, kỹ thuật xử lý địa phương, giống loài, v.v.. có thể ảnh hưởng đến chất lượng hương vị cà phê.

Độ cao canh tác

Thông thường cà phê được phân chia theo ba mức độ cao canh tác. Từ 500 – 900m/trên mực nước biển ; 900 – 1200m ; và trên 1.200m. Với tiêu chí này, loại cà phê nào được canh tác càng cao, thì càng thể hiện tiềm năng hương vị tốt hơn, để hiểu rõ hơn các bạn có thể xem: Ảnh hưởng của độ cao đến cây cà phê.

Thông thường, cà phê được canh tác ở nơi càng cao càng “to” và càng “ngon”

 

Cần lưu ý, độ cao canh tác không hẵn là một phương pháp phân loại, mà được xem là cơ sở cho cách phân loại cà phê theo kích thước (hoặc khối lượng). Lý thuyết chung, đó là hạt cà phê được canh tác càng cao càng có mật độ tế bào nhân dày hơn và kích thước lớn hơn so với hạt được trồng ở thấp hơn.

 

Tuy nhiên, mối tương quan này có nhiều trường hợp ngoại lệ và chưa thống nhất vì vậy việc phân loại theo kích thước thường được sử dụng để xác định tính đồng nhất giúp quá trình rang đồng đều hơn.

Phân loại theo tiêu chí riêng của khu vực

Mỗi vùng trồng cà phê có phương pháp riêng để phân loại hạt cà phê. Điều này cho phép một quốc gia hoặc một khu vực nhất định thu thập cà phê từ rất nhiều trang trại khác nhau, sau đó chuyển đổi thành một (hoặc một vài) dòng sản phẩm phù hợp cho các nhà nhập khẩu và môi giới cà phê ở các quốc gia khác. Sau đây là một vài ví dụ điển hình cho việc phân loại cà phê ở một số quốc gia

Kenya & Ethiopia; Kích thước & Chất lượng

Hạt cà phê Kenya và một số quốc gia châu Phi ( như tanzania) do quá khứ từng là thuộc địa, nên thang phân loại cà phê theo tiêu chí của Anh. Tức là dựa trên hình dạng, kích cỡ của hạt cà phê. Những hạt cà phê lớn nhất và tốt nhất từ ​​Kenya được xếp loại Kenya AA, Tiếp theo còn có Kenya E (Elephant Bean), Kenya PB ( Peaberry ) , Kenya AB, C, TT, T,.. (theo The World Atlas of Coffee).

Kenya sử dụng một hệ thống phân loại cho tất cả cà phê xuất khẩu của mình; Hệ thống này sử dụng sự kết hợp giữa kích thước và chất lượng hạt cà phê.

 

Trong khi đó, dù cận biên giới với Kenya nhưng tại Ethiopia, việc chấm điểm cho cà phê rất khác biệt. Do phần lớn các nông hộ nhỏ tại đây canh tác các giống cà phê Arabica hoang dã (giống bản địa) và kích thước hạt tương nhỏ hơn nhiều so với các khu vực canh tác cà phê khác… Vì vậy, thay vì phân loại heo lưới sàng, cà phê được Cupping (thử nếm) và cho điểm trước khi được mang ra đấu giá.

Hệ thống phân loại cà phê Việt Nam?

Rất khó khi nhắc đến hệ thống phân loại cà phê của Việt nam, dù chúng ta đứng thứ 2 thế giới về sản lượng cà phê xuất khẩu. Vì không chỉ có một mà là một bộ năm tiêu chuẩn phức tạp được phát triển bởi Ủy ban Kỹ thuật (TCVN) thuộc chương trình cải thiện chất lượng của chính phủ đối với các sản phẩm Cà phê và Cà phê do Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (Vicofa) lãnh đạo.

 

Trong đó TCVN 4193:2001 (tiêu chuẩn đầu tiên) được xem như một quy cách có ý nghĩa quốc tế, với việc áp dụng hệ thống phân loại khiếm khuyết cà phê được phân thành 6 cấp, từ cấp 1 đến cấp 5 và loại đặc biệt.

 

Về phần này các bạn có thể xem thêm:

  • Vietnam’s Coffee Standards, bản tiếng anh của USDA
  • Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4193 : 2012 cho việc phân loại khuyết tật trên cà phê nhân Robusta và Arabica

Nguồn: primecoffea.com

ssasa

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Shop Online

© Bản quyền thuộc về CAFÉ IIN . All Rights Reserved.